Nội dung bảo hành nhà ở thông thường như sau:
- Các phần hoàn thiện như ốp, lát, tô trát, các vết rạn nứt xuất hiện sau thời gian thi công.
- Bảo hành thấm dột ở các vị trí như mái, ban công, sân thượng, sàn WC.
- Bảo hành hệ thống điện âm sàn, âm tường, thiết bị điện như ổ cắm, công tắc, đèn chiếu sáng... nếu thi công hạng mục hoàn thiện.
- Bảo hành hệ thống và thiết bị cấp thoát nước sinh hoạt, các thiết bị vệ sinh như bồn cầu, bồn lavabo, vòi xả nóng lạnh, vòi cấp... néu thi công hạng mục hoàn thiện.
- Bảo hành các hạng mục khác có trong chỉ tiết hợp đồng thi công ký kết giữa chủ đầu tư và đơn vị thi công.
- Khắc phục các trường hợp nghiêng, lún, nứt, sụt nhà ở và các nội dung khác theo thỏa thuận trong hợp đồng.
- Đối với các thiết bị khác gắn với nhà ở thì bên bán, bên cho thuê thực hiện bảo hành sửa chữa, thay thế theo thời hạn quy định của nhà sản xuất.
Những lưu ý quan trọng với trách nhiệm bảo hành nhà ở
Có nhiều gia đình không thuê một đơn vị thi công trọn gói (có thể thuê xây dựng phần thô riêng, hoàn thiện riêng, chống thấm riêng, sơn bả riêng) khi xảy ra sự cố thì không bên nào đứng ra nhận trách nhiệm vì thế việc quan trọng là phải đàm phán ngay từ đầu trách nhiệm bảo hành thuộc về ai?
"Nhà thầu thi công xây dựng công trình có quyền từ chối bảo hành trong các trường hợp hư hỏng, khiếm khuyết phát sinh không phải do lỗi của nhà thầu gây ra hoặc do nguyên nhân bất khả kháng" trong hợp đồng thường có câu này vậy cần làm rõ "bất khả kháng" ở đây là gì ngay trong hợp đồng.
Nếu tự đứng ra tổ chức xây dựng cần lưu trữ lại hợp đồng với nhà thầu ghi chép và