Resort dùng toàn vật liệu ngày xưa để xây chuồng heo, Lim retreat.

Ở quê tôi, đá được dùng để xây chuồng lợn… Còn tôi dùng tường đá để xây resort.

Tuổi thơ của tôi là những buổi trưa không ngủ dưới gốc nhãn cổ thụ chơi những trò chơi mà lứa tuổi 8x như chúng tôi nhắc lại ai cũng rôm rả kể lại. Tôi nhớ những con đường đất quanh co 2 bên mọc đầy cỏ dại, tôi nhớ những bức tường đá không trát trên đường về nhà rêu phong theo thời gian, trên bức tường cây dại mọc vươn ra từ những khe hở giữa các mạch vữa, ánh nắng chiều xuyên qua mái ngói thấp đổ bóng dài trên tường đá thô lại càng làm nổi bật các hình khối gồ ghề lởm chởm. Quê tôi thuộc một huyện vùng núi ở Ninh Bình nên đá là vật liệu xây dựng phổ biến thời xưa, người ta dùng để xây nhà, xếp hàng rào và cả xây chuồng lợn. Khoảng sau năm 2200 vật liệu xây dựng cũng phong phú hơn, các căn nhà xây mới chủ yếu được làm từ gạch và bê tông, những gian nhà cũ bằng đá được tận dụng để nuôi gia súc gia cầm. Tôi xa quê cũng gần 20 năm rồi trở lại quê hương, con đường làng được bê tông hóa, nhiều cây nhãn cổ thụ cũng bị người ta chặt đi rồi, lối xóm nhìn khang trang sạch sẽ nhưng không hiểu sao nó cho tôi cảm giác nuối tiếc…

Thông qua các bức hình tôi có thể đoán được kiến trúc đó ở khu vực nào cái này cũng không khó bởi vì tôi học ngành kiến trúc công trình, may mắn cũng được đi nhiều nơi ngắm nhìn nhiều khung cảnh. Quan trọng hơn cả mỗi một vùng miền lại có những vật liệu đặc trưng kiến trúc khác nhau. Tôi thấy tiếc cho nhà xây bằng đất ở vùng tây bắc (nhà trình tường), tôi thấy tiếc cho những hàng rào xếp bằng đá ở Hà Giang, tôi thấy tiếc cho những triền dốc ở Tây Nguyên bị san phẳng, tiếc cho những căn nhà đá hộc tường dày đến 40cm ấm vào mùa đông mát vào mùa hè ở quê tôi.

Ngày nay, không dễ dàng để phân biệt được khu du lịch ở Tây Bắc hay ở Tây Nguyên, đâu đâu cũng một kiểu y như vậy…vái cái bungalow cùng 1 kiểu dáng không hình tam giác thì là hình vòm gãy, được sắp xếp thẳng hàng thẳng lối kết nối với nhau qua những lối đi đậm dấu ấn công nghiệp, điểm thêm vài chỗ check in cái thì sang chảnh, cái thì dân dã…

Dẫu biết làm du lịch thời nay cạnh tranh lắm, homestay farmstay mọc lên như nấm sau mưa, nhiều mô hình mới ra đời theo trend ngắn hạn khai thác hết một lượt lại đi làm chỗ khác,..Nhưng mình tin không du khách nước ngoài nào muốn đến Việt Nam để ăn món tây, ở nhà theo lối kiến trúc tân nghệ thuật cả, không có du khách nào tới Đà Nẵng muốn ở nhà sàn Tây Nguyên cả. Hãy trả lời thật lòng, bạn có muốn được trải nghiệm ở trong ngôi nhà được xây bằng đất vàng óng ở Hà Giang, một căn nhà xây thô bằng đá hộc tại Ninh Bình? Và bạn sẽ thấy rằng còn rất nhiều ngách để khai thác các trải nghiệm thú vị ở chính nơi bạn sinh sống mà nơi khác khó có được. Có lẽ phải đi thật xa, thật lâu bạn mới thấy trân quý những thứ hữu hình nhưng khó thấy đấy. Không cần học hỏi ở đâu, không cần sao chép ở đâu cả nó đang ở ngay bên cạnh bạn.

Dưới đây là hình ảnh một dự án nghỉ dưỡng được xây bằng đá thô do chúng mình thiết kế, thật tiếc nó không phải ở quê hương của mình. Bạn có muốn được ở trong một căn "nhà đá” thế này không? Mình thì có, mỗi lần về thăm quê lại muốn ở trong một căn nhà mang đậm nét riêng Ninh Bình như thế, nhưng chưa tìm ra được!

 

1. Từ chuồng lợn đến resort

“Ở quê tôi, đá từng được dùng để xây chuồng lợn... Còn tôi, dùng đá để xây nên resort.”

Một câu nói nửa đùa nửa thật – nhưng là thật lòng.
Tuổi thơ tôi gắn với bức tường đá thô không trát, rêu phong theo năm tháng, và ánh nắng chiều xuyên qua mái ngói đổ bóng lên từng viên đá gồ ghề. Đó là ký ức, là căn cốt kiến trúc.

 
 
 
 

2. Vật liệu kể chuyện – ký ức làm nền

Những viên đá quê tôi chẳng bóng loáng, chẳng sang trọng.
Nhưng chúng có lịch sử – của bàn tay người, của thời gian, của khí hậu địa phương.
Chúng là chất liệu gợi nhớ, là thứ đưa du khách chạm đến bản sắc – không cần lời thuyết minh.

 
 
 
 
 
 
 

3. Câu chuyện của sự tiếc nuối

Tôi tiếc cho những nhà trình tường ở Tây Bắc.
Tiếc cho hàng rào đá ở Hà Giang.
Tiếc cho những mái nhà mát vào mùa hè, ấm vào mùa đông – nay nhường chỗ cho bê tông lạnh lùng và homestay "giống nhau đến lạ".
Phải đi thật xa, thật lâu... mới thấy trân quý thứ mình từng có.

 
 

4. Du lịch bản địa – Không cần phải đi vay mượn

Không ai đến Việt Nam để ăn món Tây hay ngủ trong nhà sàn giả.
Du khách cần được chạm vào “cái hồn” nơi họ đến –
Dù chỉ là một bức tường đá thô ở Ninh Bình, một vách đất ở Hà Giang.
Chúng ta không thiếu chất liệu để kể chuyện.
Chỉ cần ta lắng nghe kỹ hơn nơi mình đang đứng.

 
 

5. Một căn nhà đá – giấc mơ nhỏ của tôi

Dưới đây là hình ảnh một dự án nghỉ dưỡng bằng đá thô mà tôi thiết kế.
Tiếc là nó không nằm ở quê hương mình.
Bạn có muốn ở trong một căn nhà như thế không?
Còn tôi – mỗi lần về quê, lại mơ được ở trong một “nhà đá” mang đậm hồn Ninh Bình. Nhưng đến giờ vẫn chưa có...

Bài viết liên quan