Nghiệm thu công trình trong quá trình xây dựng và sau khi hoàn thành công trình.

Nghiệm thu công trình là kiểm định chất lượng của công trình sau khi xây dựng để đưa vào sử dụng. Một công trình được xem là đảm bảo chất lượng khi công trình đó được thi công xây dựng theo đúng thiết kế, đúng kỹ thuật, quy trình, đúng chủng loại, số lượng vật tư, đúng tiến độ và đạt được thẩm mỹ, an toàn.

Nguyên tắc nghiệm thu công trình xây dựng:

  • Việc nghiệm thu phải được thực hiện đối với từng công việc, từng bộ phận, từng hạng mục công trình, nghiệm thu đưa công trình vào sử dụng theo quy định của pháp luật. Các bộ phận bị che khuất của công trình phải được nghiệm thu và vẽ bản vẽ hoàn công trước khi tiến hành các công việc tiếp theo. Những giấy tờ này cũng là cơ sở pháp lý để xin hoàn công sau đó. Hãy căn cứ vào thỏa thuận và hợp đồng của các bên để tiến hành nghiệm thu một cách cẩn trọng và chi tiết.
  • Trong quá trình nghiệm thu, nếu phát hiện ra những bộ phận kém chất lượng từ quá trình thi công do lỗi của nhà thầu thì buộc nhà thầu phải khắc phục hậu quả và chịu mọi chi phí kể cả các chi phí kiểm định phúc tra. Trường hợp do lỗi của chủ đầu tư khiến cho công việc không được nghiệm thu thì bắt buộc chủ đầu tư phải khắc phục hậu quả và phải đền bù mọi chi phí tổn thất cho nhà thầu.

Kinh nghiệm thực tế

  • Thi công xây dựng nhà ở thường kéo dài trên 4 tháng vì thế sẽ có rất nhiều thay đổi mà cả chủ nhà và đơn vị thi công sẽ khó nhớ hoặc không nhớ dẫn đến tranh chấp về sau, việc có biên bản nghiệm thu và ký xác nhận là việc cần thiết và quan trọng, chủ nhà tránh bị tính phát sinh.
  • Thông thường, chủ nhà sẽ không biết được công trình của mình có đảm bảo đủ tiêu chuẩn chất lượng hay không vì thiếu chuyên môn, nếu không thuê tư vấn giám sát thì tốt nhất chủ nhà nên quay video và lưu trữ lại là phương án tốt nhất.
  • Nên thuê đơn vị tư vấn giám sát không nhờ người nhà (kể cả có chuyên môn) đến để nghiệm thu, bởi vì chuyên môn và kỹ năng của mỗi một đơn vị là khác nhau. Người có chuyên môn về xây dựng nhưng không có kỹ năng về tư vấn giám sát dễ dẫn đến xung đột hiểu nhầm, cuối cùng người chịu thiệt là chủ nhà.

 

Công việc nghiệm thu khi hoàn thành xây dựng gồm các nội dung sau:

  • Kiểm tra hiện trường;
  • Kiểm tra toàn bộ khối lượng và chất lượng thực tế của tất cả các hạng mục hoàn thiện (gạch ốp lát, gỗ, nhôm kính, đá, thiết bị vệ sinh, thiết bị điện...) so với thiết kế được duyệt.
  • Kiểm tra kết quả hoạt động thử của hệ thống điện, hệ thống nước và các thiết bị khác.
  • Kiểm tra kết quả đo đạc, quan trắc lún của các hạng mục công trình trong thời gian xây dựng.
  • Kiểm tra tất cả các điều kiện đảm bảo an toàn của công trình.
  • Kiểm tra hồ sơ hoàn công có đảm bảo chất lượng hay không.

 

Biên bản trong thi công

Nếu có những thay đổi so với thiết kế đã được duyệt, có những hư hỏng, sai sót hoặc có các công việc chưa hoàn thành thì các bên có liên quan phải lập bảng kê. Trong đó nêu rõ hạng mục vị trí, khối lượng, đơn giá chênh lệch nếu có, hướng xử lý với mỗi hạng mục khác nhau. Sau đó ký, đóng dấu xác nhận vào bảng kê đó. Những nội dung cần có trong hồ sơ nghiệm thu bao gồm:

  • Biên bản nghiệm thu phần thô
  • Biên bản bàn giao mốc vị trí, cao độ chuẩn và mặt bằng thi công.
  • Biên bản họp công trường (nếu có).
  • Báo cáo nhanh, báo cáo theo tuần, theo tháng (nếu có).
  • Phiếu chấp thuận vật liệu và thành phẩm xây dựng.
  • Phiếu chấp thuận thay đổi vật liệu hoặc thành phẩm xây dựng.
  • Phiếu lấy mẫu vật liệu tại hiện trường.
  • Phiếu kiểm tra công tác sửa chữa.
  • Biên bản nghiệm thu chất lượng cọc bê tông trước khi đóng.
  • Biên bản nghiệm thu công tác ván khuôn, cốt thép trong nội bộ nhà thầu.
  • Biên bản nghiệm thu công tác ván khuôn, cốt thép giữa các bên.
  • Nghiệm thu phần hoàn thiện – nội thất
  • Biên bản kiểm tra cao độ hoàn thiện.
  • Biên bản nghiệm thu công tác xây tường, tô trát.
  • Biên bản nghiệm thu đường ống cấp thoát nước âm sàn.
  • Biên bản nghiệm thu công tác cán nền, ốp gạch.
  • Biên bản nghiệm thu công tác lắp đặt cửa gỗ, cửa nhôm kính.
  • Biên bản nghiệm thu công tác lắp dựng trần thạch cao, trần gỗ (nếu có).
  • Biên bản nghiệm thu công tác sơn nước.
  • Biên bản nghiệm thu công tác lắp đặt nội thất (nếu có).
  • Biên bản nghiệm thu công tác thi công sân vườn tiểu cảnh (nếu có).
  • Bảng kê những thay đổi so với thiết kế đã được phê duyệt, biên bản xác nhận thay đổi thiết kế.
  • Biên bản phát sinh.
  • Bảng kê những hư hỏng, sai sót, bảng kê các khiếm khuyết chất lượng
  • cần sửa chữa.
  • Bảng kê các việc chưa hoàn thành.
  • Bảng nghiệm thu hoàn thành công trình đưa vào sử dụng.
  • Các bên tham gia sẽ căn cứ vào hợp đồng trước đó để xác định mức độ hoàn thành nghĩa vụ các bên thông qua nghiệm thu, từ đó lập nên biên bản nghiệm thu và thanh lý hợp đồng.
  • Đối với công trình nhà ở tư nhân, các loại biên bản trên có thể được gộp chung tùy vào đơn vị thi công. Tuy nhiên, nội dung tổng thể cần đầy đủ, đảm bảo chất lượng khi nghiệm thu và bàn giao công trình cho chủ nhà.

 

Nghiệm thu cốt thép, ván khuôn móng trước khi tiến hành đổ bê tông

Nghiệm thu ván khuôn, cốt thép sàn trước khi tiến hành đổ bê tông

Nghiệm thu công tác ốp lát cầu thang

Nghiệm thu công tác lắp đặt mái tôn

Nghiệm thu công tác lắp đặt cửa. vách kính

 

 

Bài viết liên quan