Phương pháp bố trí cửa khoa học để thông gió tự nhiên tối ưu nhất trong nhà ở, nghiên cứu của Milimet Vuông

Phương pháp bố trí cửa khoa học để thông gió tự nhiên tối ưu nhất trong nhà ở là mối quan tâm của chủ nhà và cả của các kiến trúc sư, hiện tại các bài viết trên mạng chỉ mang tính chất kinh nghiệm chưa có bài chi tiết và nghiên cứu 1 cách tỉ mỉ và cẩn thận. Chính vì thế, Milimet Vuông sẽ chia sẻ loạt bài viết về kinh nghiệm của chúng tôi và cái nhìn chi tiết để ứng dụng thông gió tự nhiên trong nhà ở hiệu quả.

BÀI THỨ NHẤT: BỐ TRÍ CỬA ĐI, CỬA SỔ THẾ NÀO ĐỂ THÔNG GIÓ TỰ NHIÊN VÀO PHÒNG TỐI ƯU VÀ HIỆU QUẢ NHẤT.

Chúng ta đã từng nhìn thấy các bức hình thế này, nhưng nó phản ánh chưa đủ toàn bộ các góc nhìn khác nhau về thông gió bởi vì gió có tính động của chất lỏng, vì thế cần các thí nghiệm thực tế hoặc thông qua các phần mềm chuyên dụng với nhiều phương án khác nhau để so sánh và đưa ra kết luận gần đúng nhất.


hình ảnh mô tả thông gió tự nhiên 

 

Chúng ta có các yếu tố sau ảnh hưởng đến kết quả cuối cùng:

  • Vị trí của cửa đón gió và cửa thoát gió (2 cửa thẳng nhau, 2 cửa lệch nhau, 2 cửa so le nhau)

  • Kích thước cửa đón gió và cửa thoát gió (cửa đón rộng hơn cửa thoát và ngược lại)

  • Hình dạng của phòng (hình chữ nhật ngang, hình chữ nhật dọc, hình vuông)

Trong thí nghiệm này, phòng chữ nhật có kích thước tiêu chuẩn là 3m x 4m. Phòng hình vuông có kích thước 4m x 4m. Tốc độ gió trong thí nghiệm là 0,2m/s.

 

Thí nghiệm 1: với phòng có thiết kế cửa đón gió hẹp hơn hoặc bằng cửa thoát gió, phòng có hình dạng chữ nhật ngang.

 

 

Thí nghiệm thứ 2: cũng là phòng có chiều dài và hai cửa đón gió và thoát gió cách xa nhau, nhưng lần này đổi ngược thành cửa đón gió rộng hơn cửa thoát gió.

 

 

 

Thí nghiệm thứ 3: Phòng hình chữ nhật dọc 2 cửa đón gió và thoát gió gần nhau, cửa đón nhỏ hơn cửa thoát.

 

 

Thí nghiệm thứ 4: Phòng hình chữ nhật dọc, 2 cửa đón gió và thoát gió gần nhau, cửa đón lớn hơn cửa thoát.

 

 

Thí nghiệm thứ 5: Phòng hình vuông, cửa đón nhỏ hơn cửa thoát.

 

 

Thí nghiệm thứ 6: Phòng hình vuông, cửa đón lớn hơn cửa thoát.

 

 

Thông qua 6 thí nghiệm khác nhau có thể kết luận như sau:

- Cửa đón gió và cửa thoát gió bố trí so le là tốt nhất (chéo nhau)

- Cửa đón gió và cửa thoát gió có khoảng cách xa nhau hiệu quả thông gió sẽ tốt hơn (bố trí theo chiều dài của phòng)

- Cửa đón gió nên lớn hơn cửa thoát gió (đảm bảo gió được đem đến nhiều không gian và ngóc ngách trong phòng hơn vì lúc này áp suất không khí đã được tăng lên)

 

Tuy nhiên, ở bài viết này chỉ dừng lại ở việc bố trí cửa và kích thước cửa trên mặt bằng sao cho thông gió tự nhiên hiệu quả nhất. Vì thế, tùy vào trường hợp cụ thể kiến trúc sư sẽ bố trí cửa cho phù hợp với yêu cầu và điều kiện thực tế (ví dụ nếu tốc độ gió trung bình ở nơi xây dựng lớn sẽ bố trí cửa để giảm tốc độ gió, hoặc bố trí cửa để định vị hướng xoáy của gió để không thổi trực tiếp vào mũi của người ở trong phòng...). Ở bài tiếp theo Milimet Vuông sẽ chia sẻ tiếp về kinh nghiệm bố trí chiều cao cửa, các giải pháp cửa để đón gió và thoát gió khoa học tăng hiệu quả thông gió tự nhiên xuyên phòng.

Bài viết thuộc sở hữu của Milimet Vuông nếu chia sẻ xin hãy tôn trọng quyền tác giả của chúng tôi!!!

Bài viết liên quan