Ưu nhược điểm của các giải pháp chống nắng nóng nhà hướng tây

CÁC GIẢI PHÁP CHỐNG NẮNG VÀ NÓNG CHO MẶT TIỀN NHÀ HƯỚNG TÂY DO KIẾN TRÚC SƯ CỦA MILIMET VUÔNG CHIA SẺ

Thông thường bức xạ trực tiếp vào ngôi nhà hướng tây chủ yếu đến từ mặt tiền, những ngôi nhà gác lửng, nhà ống... xây hướng tây đều phải chịu nóng nực và gay gắt của mùa hè. Các giải pháp chống nóng mặt tiền cho nhà hướng Tây sẽ giúp xua tan oi bức khiến cho ngôi nhà trở nên mát mẻ và dễ chịu hơn đặc biệt lại cực kỳ thẩm mỹ đến từ các kiến trúc sư của Milimet Vuông.

Giải pháp chống nóng cho nhà hướng tây bằng cách tạo khoảng đệm cho mặt tiền
Tường nhà bị nóng khiến nhiệt độ phòng tăng cao nhanh chóng, các thiết bị làm mát hoạt động hết công suất mà vẫn không giải quyết triệt để. Điều này gây hại cho các thiết bị điện, tiêu thụ điện năng quá nhiều, sức khỏe của các thành viên trong gia đình đều ảnh hưởng. Nếu bạn biết cách xử lý và tạo bước đệm chống nóng, bạn sẽ phải ngạc nhiên độ hiệu quả của các phương pháp này. 

1. Chống nóng tường nhà bằng tường hai lớp tuyệt đối(cách này hiệu quả tạo độ thẩm mỹ cao, các kiến trúc sư của Milimet Vuông thường dùng)

101032-mat-tien-hai-lop-hoat-dong-nhu-the-nao-6.jpg


Thông thường, để tiết kiệm chi phí, diện tích và tránh áp tải trọng lên công trình, chủ nhà sẽ xây tường 1 lớp (tường đơn). Tuy nhiên, đối với ngôi nhà hướng tây bị chịu trực tiếp nhiệt độ cao, bạn nên cân nhắc xây tường 2 lớp.

Cấu tạo của tường 2 lớp bao gồm 1 lớp trong và 1 lớp ngoài được ngăn giữa một khoảng trống. Khoảng trống này giúp luồng khí được lưu thông và làm chậm tăng nhiệt độ cao cho lớp tường trong. Vì vậy, bạn sẽ cảm nhận được sự mát mẻ đến từ ngôi nhà nhờ vách ngăn cách nhiệt này.

080846-031057-a.jpg

Ở ví dụ ngôi nhà bên trên do Milimet Vuông thiết kế năm 2018 tại Đà Nẵng, ngôi nhà có 2 lớp tường lớp trong cách lớp ngoài 80cm bên trên thoáng, giữa 2 lớp tường là cửa sổ xem kẽ với cây xanh, ngôi nhà thực tế rất mát mẻ lớp tường bên trong vào lúc năng cực độ (13h đến 15h) vẫn rất mát.

080912-030930-2105121700511.jpg

Ngôi nhà này được Milimet Vuông thiết kế năm 2019 tại Đà Nẵng, Ngôi nhà này xử dụng xen kẽ giải pháp tường 2 lớp kết hợp với cây xanh để che phủ và tạo thẩm mỹ cho mặt tiền ngôi nhà.

Nhược điểm của giải pháp này là các mảng tường mặt tiền thường rất lớn lại chịu nắng trực tiếp nên dễ bị rạn nứt hơn nữa với các thiết kế mà ít chi tiết trên mặt tiền đòi hỏi kiến trúc sư phải có chuyên môn thẩm mỹ cao mới xử lý hải hòa được.

 

2. Giải pháp chống nắng hướng tây bằng tường hai lớp tương đối sử dụng gạch bông gió, các cấu kiện đúc sẵn

Cũng vấn là giải pháp tường hai lớp nhưng được các kiến trúc sư của MM2 biến tấu đi, thay vì những mảng tường lớn có nhược điểm là chịu nắng trực tiếp dễ bị nứt rạn chân chim gây mất thẩm mỹ kiến trúc sư đã thay thế bằng gạch bông gió hoặc cấu kiện đúc sẵn, vẫn đảm bảo về thông gió và chống nắng trực tiếp. Giải pháp này có ưu điểm là thông thoáng, không hạn chế tầm nhìn,

080942-080715-01.jpg

080918-7c0650f99db533f5e4c429ce5cee6611.jpg

080918-8bf03b45b891da93234f750f2f8c9bd6.jpg

080933-b3820ecb049152671b26005f39990d2d.jpg

Nhưng nhược điểm là khả năng chống nóng không hiệu quả bằng giải pháp tường 2 lớp tuyệt đối, hơn nữa vì có nhiều chi tiết nên sau một thời gian sử dụng sẽ có nhiều bụi bẩn bám vào nước mưa sẽ kéo các bụi bẩn đó chảy xuống bề mặt dẫn đến mạt tiền nhanh bị cũ, do nhiều chi tiết nên việc sơn sửa cũng sẽ tốn kém và khó khăn hơn.

 

3. Trồng nhiều cây trước nhà hướng tây chống nóng tường nhà
Một giải pháp chống nóng hiệu quả bạn không nên bỏ qua chính là trồng cây che nắng hướng tây. Nếu quỹ đất  hạn chế, bạn có thể trồng các loại cây thân leo (hoa giấy, tử đằng, lan hoàng dương, cát đẳng...) cho phần trước của ngôi nhà. Những ngôi nhà cấp 4 gác lửng, biệt thự có diện tích đất rộng hơn thì thiết kế nhiều cây xanh quanh nhà, đặc biệt là cây tán lá rộng, lớp lá dày. Bên cạnh khả năng chống nóng thì cây xanh còn có thể hỗ trợ hiệu quả cho việc cách âm chống ồn. 

Ngoài ra, bạn có thể tạo thêm hòn nam bộ, hồ nước nhỏ góp phần làm mát mẻ hơn trong không gian quanh nhà. Đây không chỉ là một trong những giải pháp chống nóng hiệu quả mà còn mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe.

080926-fdf0d88aaad43e1cb69eca07a579cbc4.jpg

080927-d024fb33b53e305abbd819450c53bd31.jpg

080927-ab326e66305f0c409199267c7684310b.jpg

Nhược điểm của giải pháp này cũng chính từ việc chăm sóc cây xanh, vì nhiều cây xanh lại ở vị trí mặt tiền khó chăm sóc nên đòi hỏi chủ nhà phải có thời gian chăm sóc hoặc tốn chi phí bảo trì thường xuyên thì cây xanh mới sống và phát triển được. Một nhược điểm nữa cũng cần phải cân nhắc chính là chống thấm cho các khu vực trồng cây xanh vì dễ cây có khả năng xuyên qua các lớp xi măng và chống thấm cao.

 

4. Giải pháp chống nóng bằng lam che nắng hoặc cửa 2 lớp (cửa lá sách),

Chống nắng bằng lam che (lam gỗ, lam tre) là phương pháp chống nóng từ thời xa xưa của dân tộc ta. Mành tre, nứa được ông cha kết thành mành che hiên nhà, cửa chính, cửa sổ. Theo dòng lịch sử, lam che hiện đại đã được cải tiến về độ bền, hình thức và tính năng chống nóng tường nhà cùng các khu vực phía trước. 
Phổ biến nhất vẫn là lam gỗ, lam gỗ nhựa, lam nhôm, lam sắt...Lam chắn là giải pháp chống nóng cho nhà hướng Tây vì giúp giảm cường độ ánh nắng hắt vào vừa tạo độ thông thoáng hướng gió tự nhiên cho ngôi nhà.

Ngoài lam ra "kiến trúc thuộc địa: và kiến trúc truyền thống Việt Nam cũng hay sử dụng cửa 2 lớp: lớp ngoài che nắng là lá sách, lớp trong là cửa kính nếu có điều kiện sẽ lắp thêm cửa chống côn trùng trong cùng, như vậy khi trời nắng người ta sẽ đóng cửa lá sách, mở cửa kính vẫn chống nắng chống nóng được và vẫn thông gió được, Ban đêm mở cửa kính đóng cửa lá sách và cửa chống côn trùng, như vậy sẽ không cần bật điều hòa. Những ngày ít nắng hoặc mùa lạnh có thể mở cửa lá sách đóng cửa kính và cửa lưới để lấy sáng vào nhà.

080933-8bc535ebcc8d519ab0930f6476501944.jpg

080845-031034-210513083624000.jpg

Ưu điểm của giải pháp này là tiết kiệm không gian, không tốn nhiều diện tích như tường hai lớp. Nhược điểm rõ ràng của giải pháp này là tốn kém.

 

5. Giải pháp chống nóng cho nhà hướng tây hiệu quả từ Logia hoặc không gian phụ.

Dùng logia thay thế cho ban công là cách chống nóng hiệu quả, đơn giản. Một mặt, logia đảm bảo tính riêng tư khi bạn muốn ra thư giãn mà không sợ các nhà khác làm phiền. Mặt khác, chính logia giúp bạn chống cái nắng ngày hè dễ dàng. Logia tận dụng được phần mái che bên trên và hạn chế được sự tác động mạnh của ánh nắng oi bức cho ngôi nhà, nhà ống, nhà lô phố...

Hoặc dùng các không gian phụ để đưa ra mặt tiền hoặc khu vực chịu nhiều tác động của bức xạ mặt trời như: phòng thờ đặt phía trước và trên tầng cao nhất (vừa chống nóng cho các không gian khác, vừa hợp phong thủy). Các phòng đọc sách, một phần phòng tắm, hoặc ban công logia...

080945-050020-1145-03.jpg

080945-051502-21051211544620.jpg

Do mặt tiền trực tiếp hướng tây ánh nắng dễ dàng chiếu sâu vào nhà từ 15h chiều, nên muốn hiệu quả chống nắng tốt ban công hay lôgia phải có chiều sâu nhất định (ít nhất là 1,5m) tốt nhất là từ 1,8m đến 2,4m như ngôi nhà do Milimet Vuông thiết kế bên trên. Như vậy nhược điểm rõ ràng của phương pháp này là tốn diện tích nếu dùng phương pháp đưa các không gian phụ ra phía trước thì nhược điểm nhiều khi là mất đi sự riêng tư của các không gian phụ và mất đi tầm nhìn của không gian chính.


 

6. Giải pháp sân trước

Giải pháp này hiệu quả tiết kiệm, đạt được nhiều ưu điểm: có khoảng đệm giữa đường và nhà cách âm, tránh khói bụi, có thêm không gian sân vườn, có thêm không khí...

Nhưng nhược điểm là diện tích khu đất phải đủ chiều dài (khuyến khích 20m chiều dài trở lên). Sân trước sẽ trồng các cây bóng mát có chiều cao nhất định để che nắng hiệu quả, chính vì thế cây xanh cần một thời gian để phát triển, trước thời gian đủ để che nắng các ngôi nhà có sân trước vẫn bị nắng trong khoảng 1 đến 2 năm.

081033-050819-1723-18.jpg

081033-051030-2133-1.jpg

Những ngôi nhà bên trên có trồng cây bóng mát nhưng vì là thiêt kế cần nhìn rõ chi tiết mặt tiền nên Milimet Vuông bỏ cây đi hoặc để cây còn nhỏ.

 

 

5. Phương pháp dùng kính cách nhiệt và kính chống bức xạ.
Kính hấp thụ nhiệt tốt hơn so với tường. Nhiệt độ nhà của bạn tăng lên nhanh chóng nếu như diện tích kính rộng. Chính vì vậy, hãy hạn chế tối đa sử dụng kính mặt hướng tây. Tuy nhiên nếu bạn vẫn là người "cuồng" kính hoặc không gian nhà bạn quá nhỏ cho các giải pháp bên trên hãy tham khảo sử dụng kính 2 lớp cách nhiệt và chống bức xạ.

Milimet Vuông không khuyến khích dùng giải pháp này vì hiệu quả không thực sự cao và chi phí lại rất đắt đỏ.

080957-032311-2105131214491.jpg

 

 

6. Giải pháp hỗn hợp dùng nhiều giải pháp khác

Để cho mặt đứng thêm đẹp và thẩm mỹ Kiến trúc sư còn sử dụng các giải pháp chống nắng hỗn hợp loại trừ các nhược điểm và gia tăng các ưu điểm của từng phương pháp.

081028-5.jpg

081000-895de38427956c24184476922a1e8d36.jpg

081001-47b7de6470ed89b3d0fc.jpg

 

8. Sơn tường chống nóng tường nhà
Ngoài sử dụng các tấm cách nhiệt chống nóng cho tường nhà, sơn tường chống nóng cũng được nhiều người lựa chọn. Sơn màu sáng mang đến giải pháp chống nóng hiệu quả hơn sơn tường màu tối. Gam màu sáng như trắng, kem, vàng nhạt, xanh nhạt làm giảm hấp thụ nhiệt hơn so với màu tối. giải pháp này chỉ là giải pháp kèm thêm không phải giải pháp chính bạn nên tham khảo các giải pháp 1 đến 4 bên trên.

Ngoài ra bạn có thể xem thêm các giải pháp chống nắng nóng sau đây:

Nói về phương án thiết kế chống nóng hiệu quả cho nhà phố trong mùa hè, có 3 nguyên tắc: tránh nắng, chống nóng và thông gió. Các nguyên tắc này được ứng dụng thành công với một số phương pháp khá hiệu quả.

Che nắng

Che nắng là sử dụng các yếu tố công trình nhằm tránh ánh sáng mặt trời trực tiếp, tránh hấp thụ quá nhiều bức xạ mặt trời. Đó là một tập hợp các chiến lược nhằm đạt được tiện nghi thị giác và tiện nghi nhiệt.

Các chiến lược che nắng bao gồm ô văng, mái hắt và tấm chắn dọc.

Các tấm che nắng có thể giữ được nhiệt và ánh sáng chói trực tiếp của mặt trời đi qua cửa sổ mà vẫn cho phép ánh sáng tán xạ đi vào phòng và đảm bảo khả năng quan sát. Chúng có thể che ánh sáng mặt trời trực tiếp cho tường và mái từ đó giảm tải lượng nhiệt làm mát.

Tấm che bên trong có thể làm tăng tiện nghi thị giác nhưng không chắn được nhiệt hấp thu mặt trời.

  • Tấm che thiết kế bên trong không chắn được nhiệt hấp thu mặt trời nhưng có thể chắn chói và phân phối ánh sáng đồng đều.
  • Thiết kế tấm che nắng thông dụng nhất là các tấm ô văng nằm ngang lắp cố định bên ngoài có tác dụng hứng ánh sáng mặt trời. Có thể che chắn được trong mùa hè khi mặt trời ở vị trí cao và cho phép ánh sáng mặt trời vào phòng trong mùa đông khi mặt trời ở vị trí thấp.

Các chiến lược thiết kế chắn nắng thông dụng

Ô văng che nắng vào mùa hè nhưng cho phép hấp thu nhiệt vào mùa đông

Chuyển hướng ánh sáng

Chuyển hướng ánh sáng là việc sử dụng các yếu tố công trình để đưa ánh sáng đến những vị trí mong muốn ánh sáng nhiều hơn trong công trình.

Chiến lược chuyển hướng ánh sáng bao gồm kệ hắt sáng và các vách hướng ánh sáng. Một số kết cấu có cả hai công năng chắn nắng và chuyển hướng ánh sáng cùng lúc.

  • Kệ hắt sáng là các thiết bị che cho cửa sổ không bị chói và chuyển hướng ánh sáng lên trên nhằm tăng cường phân phối ánh sáng sâu vào trong phòng. Đó là thiết bị được đặt bên trên tầm mắt chia cửa sổ thành một phần để quan sát nằm bên dưới và một phần chiếu sáng tự nhiên bên trên. Nó có thể được đặt bên ngoài, trong hay cả hai. Kệ hắt sáng có thể được xây dựng bằng nhiều loại vật liệu như gỗ, tấm kim loại, thủy tinh, nhựa, sợi hay các vật liệu trần cách âm.
  • Các vách hướng ánh sáng: Khi kệ hắt sáng được đặt hướng thẳng đứng, chúng trở thành các vách hướng ánh sáng. Chúng thường được sử dụng cùng với giếng trời hay mái vòm nhằm phân bố ánh sáng tốt hơn và tránh chói.

Các vách hướng đặt trên mái vòm giúp tránh chói đồng thời mang lại độ sáng toàn bộ của mặt trời

Thông gió

Trong thiết kế nhà phố, cửa chính đón gió cần được đặt ở đầu hướng gió tại chân tường. Cửa thoát gió nên đặt cuối hướng gió và điểm cao hơn trong phòng. Đặc biệt 2 cửa này không đặt đối diện nhau.

Ngoài ra, trong mỗi không gian nhà phố hiện đại ngày nay, người ta sử dụng kiến trúc giếng trời để thông gió rất hiệu quả.

Tạo ra nhiều không gian xanh.

Xây dựng các tiểu cảnh, bể cá, trồng thêm các chậu cây xanh là cách giải nhiệt xanh rất hiệu quả cho nhà phố. Nó không chỉ giúp bạn và người thân có khoảng không gian thật dễ chịu mà còn góp phần bảo vệ môi trường.

Bài viết liên quan